Kinh nghiệm sàn lọc hồ sơ trước tuyển dụng

Hình ảnh giống hệt : Đó là các bản lý lịch gần như hoàn toàn trùng khớp với quảng cáo của nhà tuyển dụng, khiến bạn nghĩ rằng bạn đã tìm ra ứng viên lý tưởng. Ứng viên này có

Sàng lọc hồ sơ

1. Xem xét cấu trúc hồ sơ

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên ở tính cẩn thận, ngăn nắp; khả năng tổ chức sắp xếp, bố trí công việc; khả năng diễn đạt thông tin hiệu quả thể hiện qua các tài liệu có trong hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian; bảng lý lịch không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy; thư xin việc ngắn gọn nhưng súc tích đạt được hiệu quả trong việc truyền tải hình ảnh bản thân tới nhà tuyển dụng qua ngôn ngữ viết. Ngoài ra, tính logic, hợp lý của hồ sơ cũng được thể hiện ở mối liên quan giữa các phần trong hồ sơ.

Một hồ sơ đầy đủ thường bao gồm:

– Sơ yếu lý lịch và ảnh thẻ gần nhất
– Chứng minh thư nhân dân (bản photo)
– Thư xin việc
– Các văn bằng chứng chỉ có giá trị liên quan đến vị trí ứng tuyển
– Giấy chứng nhận sức khỏe
– Giấy xác nhận của các đơn vị hoặc cá nhân mà ứng cử viên đã từng làm việc hay cộng tác
– Một số sản phẩm, tài liệu ứng viên đã từng làm, xây dựng hoặc tham gia
– Các tài liệu hoặc giấy tờ khác do nhà tuyển dụng yêu cầu

2. Thông tin cung cấp thể hiện trong hồ sơ

Qua hồ sơ, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được thông tin ứng viên cung cấp có được đầy đủ hay không? ứng viên có các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm gì cần thiết?

3. Lên danh sách ứng viên được lựa chọn tham gia tuyển dụng

Sau khi xem xét cụ thể, kỹ lưỡng cấu trúc và các thông tin của ứng viên được thể hiện qua hồ sơ, nhà tuyển dụng lập danh sách ứng viên tham gia tuyển dụng.

Lưu ý: nhà tuyển dụng nên đánh mã cho từng vị trí công việc và số báo danh cho từng ứng viên trong cùng một ví trí công việc để thuận tiện cho công tác lập cũng như lưu trữ , đảm bảo tính khách quan trong quá trình thi tuyển…

Chuẩn bị cho phỏng vấn tuyển dụng

Ngoài các bài thi và câu hỏi phỏng vấn cơ bản mà nhà tuyển dụng đã chuẩn bị sẵn, người tiến hành tuyển dụng cần chuẩn bị các câu hỏi cụ thể cho từng ứng viên dựa trên những thông tin có trong hồ sơ.

Không phải tất cả các bản lý lịch đều trình bày các thông tin chính xác. Bên cạnh các bản lý lịch chính xác, hãy chuẩn bị tinh thần tiếp nhận một số bản lý lịch được phóng đại, thiếu chính xác và thậm chí là gian lận. Khi đọc bản lý lịch, hãy tìm những điểm không rõ hay không nhất quán để xem xét kỹ hơn. Những điểm cần xem xét là:

Lịch sử làm việc không rõ ràng: Bạn có thể nhận được các bản lý lịch kiểu bài luận tóm tắt các thành tích trước đây, có rất ít hoặc không có các thông tin tham khảo cụ thể về cơ quan làm việc trước đây và thời gian làm việc. Một bản lý lịch tốt là bản nêu rõ lịch sử làm việc theo thứ tự thời gian có nêu rõ ngày bắt đầu và ngày chấm dứt làm việc.

Một thời gian gián đoạn trong công việc: Các khoảng trống lớn giữa các công việc có thể cho thấy ứng cử viên có vấn đề hoặc cũng có thể do những nguyên nhân đơn giản như sinh con, bản thân có vấn đề về sức khỏe, đi học nâng cao…

Thay đổi công việc liên tục : Thay đổi nhiều công việc trong một thời gian ngắn có thể đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu.

Thay đổi liên tục trong định hướng nghề nghiệp: Điểm này thường cho thấy ứng viên thiếu định hướng, thiếu tính kiên định và các mục tiêu không rõ ràng. Việc thay đổi liên tục là hiện tượng phổ biến đối với các ứng viên trẻ tuổi đang tìm việc hoặc đối với những người bị mất việc trong một ngành đang suy yếu.

Những trách nhiệm quá nổi bật so với chức vụ : Điểm này cho thấy ứng viên có thể có khả năng tốt nhưng đã không được người sử dụng lao động trước đãi ngộ xứng đáng hoặc ngược lại cũng có thể cho thấy ứng viên là người khoa trương, tư duy không logic.

Hình ảnh giống hệt : Đó là các bản lý lịch gần như hoàn toàn trùng khớp với quảng cáo của nhà tuyển dụng, khiến bạn nghĩ rằng bạn đã tìm ra ứng viên lý tưởng. Ứng viên này có thể đã “xào xáo” bản lý lịch theo từng yêu cầu trong quảng cáo tuyển dụng của bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *