Tìm hiểu những câu hỏi đầy gai góc và cách trả lời chuyên nghiệp

Nên nói: Đưa ra những lý do hợp lý về việc vì sao lại xảy ra chuyện đó. Có hai cách để bạn “hạ” câu hỏi này. Thứ nhất là đổ lỗi cho sự làm việc dưới hiệu suất bình thường của bạn

Hãy nói cho tôi biết nhược điểm lớn nhất của bạn? Công ty trả bạn 300 USD/tháng, bạn thấy thế đã đủ chưa? Liệu tôi có thể tin bạn được không? Đó là một trong những câu hỏi rất “khoai” của nhà tuyển dụng. Nhưng thậm chí bạn có thể còn gặp phải những câu “gai góc” hơn…

Thành tích nào khiến bạn tự hào nhất?

Không nên nói: Thi chứng chỉ cấp cao về piano có thể là điều mà trước giờ luôn khiến bạn hào hứng nhất khi nhắc đến. Và bạn có thể ngồi hàng giờ để kể đến từng chi tiết về cái ngày “lịch sử” ấy. Nhưng đáng tiếc, đó lại không phải là điều nhà tuyển dụng thực sự muốn biết. Quy tắc chung cho bạn là: nếu đó không phải là một kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển, hãy loại bỏ nó ngay.

Nên nói: Hãy nghĩ đến thành tích mà bạn có được nhờ sử dụng những kỹ năng mà bạn có thể phát huy trong công việc đang ứng tuyển. Bạn đã từng làm việc dưới áp lực để hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn hoặc tổ chức một sự kiện phức tạp? Hay bạn đã từng quản lý ngân sách, dù là nhỏ thôi, tại trường ĐH? Hãy kể ra để chứng minh khả năng của bạn. Còn những gì ủy mị, sướt mướt, nghệ thuật hoặc đầy cảm xúc? Hãy để dành chúng trong bài phát biểu ngày cưới.

Bạn thích làm gì ngoài giờ làm việc?

Không nên nói: Sự thực như ngủ nướng, chơi điện tử thâu đêm hoặc ra ngoài nhậu nhẹt với đám bạn. Tất cả chúng ta đều làm như thế, nhưng đó lại không phải những điều đáng để khoe. Đừng lan man quá nhiều về gia đình hay người yêu tuyệt vời của bạn, nếu không bạn sẽ tạo ấn tượng rằng bạn sẽ không sẵn sàng làm việc nhiều giờ khi được yêu cầu.

Nên nói: Hãy nghiên cứu trước về công ty bạn ứng tuyển. Nếu họ làm việc theo kiểu văn hóa: “làm hết mình, chơi nhiệt tình”, bạn có thể nói: “Một vài đồng nghiệp của tôi cũng là bạn bè thân thiết ở ngoài công sở. Vì vậy chúng tôi thích đi ăn uống cùng nhau khi có dịp”. Ngoài ra, nói rằng bạn thích chơi các môn thể thao tập thể cũng là một ý kiến hay. Một số nhà tuyển dụng tin rằng các ứng viên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền sẽ dễ dàng thích nghi và phát huy trong các hoạt động nhóm.

Hãy bán cho tôi chiếc bút/cuốn vở mà tôi đang cầm!

Không nên nói: “Cái đó 50 xu, thưa ngài” – Một câu trả lời tệ hại. Đừng sốc, đừng cười trước lời đề nghị này của nhà tuyển dụng. Câu hỏi này nhằm mục đích chứng kiến cách bạn phản ứng với căng thẳng và bất ngờ. Nhà tuyển dụng thực chất chẳng muốn xem cách bạn bán hàng, bởi ông ấy không tuyển một người bán bút chì.

Nên nói: Đây có thể là câu hỏi ngớ ngẩn nhất mà bạn nhận được trong một cuộc phỏng vấn, nhưng bạn vẫn phải giải quyết nó. Hãy cố tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra trong đầu nhà tuyển dụng bằng cách đặt các câu hỏi: “Ý ông là tôi sẽ là một nhân viên bán hàng của công ty bút chì còn ông là một khách hàng tiềm năng hay ông chỉ muốn tôi nói về chất lượng của chiếc bút chì?”. Ở đây không có câu trả lời đúng hay sai.

Bạn có sẵn sàng vi phạm quy tắc để hoàn thành công việc không?

Không nên nói: “Quy tắc được đặt ra để được vi phạm”: Bạn muốn chứng tỏ rằng bạn linh hoạt, không phải là kẻ phiền hà, thích sinh sự. “Không bao giờ”: Chỉ có máy móc là hoàn toàn trong sạch thôi. Hãy cẩn thận. Có sự khác nhau rất lớn giữa việc vi phạm một quy tắc trong một lúc nào đó để làm lợi cho công ty và việc thường xuyên vi phạm bởi bạn thấy những quy tắc đó thật là khó chịu.

Nên nói: Giải thích rằng bạn sẽ chấp nhận phá vỡ các quy tắc chỉ khi buộc phải làm để giúp công ty tránh bị thua lỗ. Kết thúc với việc nói rằng bạn sẽ gặp thắng cấp trên và nói với họ về sự việc.

Bạn đã bao giờ bị sa thải chưa?

Không nên nói: Không nói dối. Không nói xấu sếp cũ.

Nên nói: Đưa ra những lý do hợp lý về việc vì sao lại xảy ra chuyện đó. Có hai cách để bạn “hạ” câu hỏi này. Thứ nhất là đổ lỗi cho sự làm việc dưới hiệu suất bình thường của bạn là vì hoàn cảnh cá nhân như bị ốm nặng, và nhấn mạnh rằng giờ những vấn đề đó đã được giải quyết triệt để. Thứ hai là thú nhận rằng bạn đã có một quyết định nghề nghiệp không chính xác. Bạn đã nghĩ rằng công việc sẽ bao gồm X và Y, nhưng thực ra lại có A, B và C. Vì vậy bạn mất động lực và đáng bị đuổi việc. Nhưng bạn đã thu được một bài học quý: Bạn đã nghiên cứu rất kỹ về vị trí ứng tuyển này và hiểu những yêu cầu của nó, vì vậy bạn sẽ không bao giờ mất đi nhiệt huyết đối với nó.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *